1
Bạn cần hỗ trợ?

Gạo Séng Cù

32.000

Nếu bạn đã từng ăn gạo Séng (Xén) Cù Điện Biên thì chắc chắn bạn đã biết được hương vị đặc biệt của loại gạo này rồi: Gạo cực dẻo và ngon, thơm tự nhiên, và chắc chắn bạn sẽ nhận biết được gạo Séng có chuẩn hay không. Tuy nhiên nếu bạn chưa từng ăn gạo Séng thì sao? Làm sao biết được gạo Séng Cù chuẩn? Một số thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp cho bạn về gạo Séng Cù:

 

Mùa Séng Cù trong năm

Gạo Séng Cù được trồng chủ yếu tại 3 địa phương vùng cao gồm Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên được canh tác chủ yếu trên các vùng núi cao, nhiệt độ giao động trong khoảng 20 – 25℃. Đây là thứ gạo cổ truyền cũng là niềm tự hào của bà con dân tộc nơi đây. Gạo một năm chỉ có 2 vụ, vụ mùa và vụ chiêm, thu hoạch tháng 5 – 6 và tháng 10. Năng suất không cao nhưng lúa séng cù ở trong điều kiện chăm sóc tốt, cây lúa lớn cao, chịu khô hạn tốt, hạt lúa đầy và dài, hạt to và bóng đẹp, gạo lại có hàm lượng dinh dưỡng (tinh bột, protein, vitamin và khoáng chất) cao gấp 3 lần các loại gạo thông thường, nên gạo được giá bán khá cao.

Đặc điểm gạo Séng Cù Điện Biên:

Hạt thóc Séng Cù

Hình ảnh gạo Séng Cù

Hình ảnh gạo Séng Cù

Hạt gạo Xén Cù chuẩn màu không trắng bóng như gạo thường, hạt dài và còn phù bụi cám (do phương thức xay xát truyền thống của bà con dân tộc), ăn cơm thỉnh thoảng có vài gợn gợn như gạo lứt, càng nhai càng ngọt, càng thơm. Đặc biệt, cơm để nguội ăn vẫn thơm và rất dẻo. Hạt cơm nở to, đều và tơi. Cơm có thể không trắng tinh như gạo thường.

Hàm lượng dinh dưỡng cao gấp 4 lần so với gạo thường. Chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khoẻ.

Gạo Séng Cù được cung cấp bởi bandacsantaybac.com luôn xát mới, không chứa chất bảo quản, đảm bảo 100% gạo sạch. Gạo xay xát tại gia đình nắm rõ được nguồn gốc xuất xứ và chất lượng đầu vào cũng như đầu ra.

Cách bảo quản gạo Séng Cù

Nơi khô ráo, tránh ẩm thấp, không để quá lâu trong túi bóng kín.

Cách nấu gạo Séng Cù chuẩn nhất

Cơm gạo Xén Cù thơm, ngon, dẻo ngọt

Nấu gạo Séng Cù cũng cần lưu ý khi vo gạo không nên xát mạnh tay mà chỉ nên khuấy nhẹ tay, gạn nước nhằm loại trừ trấu. Đong nước theo tỉ lệ số bát gạo bằng số bát nước và thêm 1/2 bát. Ví dụ nấu 1 bát gạo đong 1,5 bát nước, tương tự 2 bát gạo sẽ đong 2,5 bát nước.

Không mở nắp nồi trong lúc nấu cho đến sau khi cơm sôi được 15 phút. Dù nấu cơm bằng nồi gang hay nồi cơm điện đều nên nấu bằng nước sôi, lúc này hạt cơm sẽ dẻo hơn, các chất dinh dưỡng ít bị mất hơn. Vì khi nấu bằng nước sôi, lớp ngoài của hạt gạo co lại, tạo lớp màng bảo vệ hạt gạo không bị nứt, vỡ. Nấu cơm bằng nước lạnh, hạt gạo sẽ trương nở ra, các chất dinh dưỡng cũng theo đó mà tan ra trong nước. Nếu nấu cơm bằng lửa, khi cơm sôi, nên cho nhỏ lửa, đậy vung để giữ nhiệt, tránh tiếp xúc với không khí – yếu tố phá hủy thêm các vitamin trong gạo. Với cách làm như vậy, lượng vitamin B1 được giữ lại sẽ nhiều hơn đến 30% so với cách nấu bằng nước lạnh.

Nếu muốn cơm bắt mắt hơn, khi nấu có thể thêm ít muối, bơ hoặc dầu để cơm bóng và hạn chế dính, cháy ở đáy nồi. Sau khi nấu xong, nồi chuyển sang chế độ giữ ấm, lúc này có thể rút điện ra và để yên không mở nắp trong vòng 10-15 phút, giúp cơm khô bề mặt, chín đều và hạt cơm không bị dính vào thân nồi.

0975.156.883

Contact Me on Zalo